top of page
Search

Hướng dẫn mẹ cách trị hăm tã cho bé gái an toàn

biohoneybaby2020

Updated: Feb 24, 2021


Có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau mà số bé gãi bị hăm tã chiếm tỷ lệ lớn hơn các bé trai. Cha mẹ cần có hướng điều trị bệnh cho con nhanh chóng, giúp da dễ chịu và khỏe mạnh hơn. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những cách trị hăm tã cho bé gái an toàn để các mẹ tham khảo nhé!



Vì sao bé gái thường bị hăm tã nhiều hơn các bé trai?

- Cấu tạo vùng kín của bé gái có hình phễu nên nước tiểu dễ đọng lại, khiến da bé phải tiếp xúc với chất thải trong thời gian dài và bị kích ứng bởi

- Mẹ không thay tã bỉm cho con thường xuyên, da bé luôn trong tình trạng ẩm ướt, đây là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn xâm nhập và gây hại da bé

- Mẹ sử dụng tã bỉm quá chật hoặc quá lỏng, chúng cọ xát vào da bé và gây trầy xước, tổn thương da. Hoặc tã bỉm chứa thành phần hóa học như chất tạo hương thơm cũng có thể gây kích ứng làn da non nớt của trẻ.

- Một số sản phẩm mẹ sử dụng như: sữa tắm, phấn rôm, khăn ướt...chứa thành phần không phù hợp với da bé

- Vào mùa đông hay những ngày thời tiết lạnh, mẹ đóng tã bỉm cho con suốt ngày dài khiến da bé bị bí bách khó chịu

- Mẹ cho bé dùng thuốc kháng sinh hoặc mẹ cho bé bú mà dùng thuốc kháng sinh khiến lợi khuẩn trên da yếu đi, bé dễ bị tiêu chảy và có nguy cơ bị hăm tã cao

Những nguyên nhân trên đây sẽ gây ra tình trạng hăm tã - vùng da mặc tã bị ửng đỏ, trên da có thể xuất hiện mụn nước hoặc mẩn đỏ gây ngứa ngáy khó chịu. Bệnh hăm tã cần được điều trị sớm để tránh tình trạng bé khó chịu bứt rứt và quấy khóc liên tục. Đặc biệt, bệnh tiến triển nặng hơn có thể khiến da bé bị sưng tấy hoặc trầy xước, viêm nhiễm nguy hiểm.

Dưới đây là những hướng điều trị bệnh cho con an toàn để mẹ tham khảo nhé! Hướng điều trị hăm tã ở bé gái an toàn?

  1. Dùng kem trị hăm tã

- Kem Biohoney Baby Balm

Đây là dòng kem xuất xứ từ New Zealand với 100% thành phần từ thiên nhiên: mật ong Manuka, chiết xuất Horopito, zinc oxide, sáp ong, lô hội, hoa cúc, dầu bơ...đảm bảo an toàn và lành tính với làn da trẻ em. Kem trị hăm tã có thể sử dụng cho cả bé sơ sinh trên 10 ngày tuổi.

Kem Biohoney Baby Balm mang lại những hiệu quả điều trị hăm tã cho bé gái như: kháng khuẩn, kháng nấm, chống viêm đồng thời giảm ngứa, làm dịu da, cấp ẩm cho da mềm mại, thúc đẩy tái tạo da. Kem mang lại hiệu quả điều trị bệnh chỉ sau 48 giờ (đã được kiểm chứng).




Đặc biệt, kem còn có khả năng điều trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh an toàn và nhanh chóng. Biohoney Baby Balm là kem trị chàm sữa được các bác sĩ và chuyên gia da liễu khuyên dùng.

- Kem Desitin

Thành phần kem chứa vitamin E, chiết xuất lô hội giúp chữa lành những tổn thương trên da bé, giảm nhanh các triệu chứng viêm da và tấy đỏ, đặc biệt giúp cấp ẩm cho da bé mềm mại.

Kem đã được chứng nhận an toàn và lành tính với làn da trẻ sơ sinh.

- Kem trị hăm tã Bepanthen

Kem chứa các thành phần an toàn với da bé như: Dexpanthenol, Protein X, sáp ong trắng, kết hợp cùng dầu hạnh đào, mỡ cừu, nước tinh khiết…

Các thành phần mang lại công dụng như: giúp kháng khuẩn, dưỡng ẩm và tái tạo da, hỗ trợ điều trị hăm tã hiệu quả

Đồng thời giúp chăm sóc và bảo vệ làn da bé khỏi bị tổn thương do độ ẩm của tã và điều trị hiệu quả tình trạng da bé bị xây xát và mẩn đỏ ngứa ngáy

2. Mẹ tham khảo các biện pháp dân gian

Với trường hợp bệnh trên da bé có biểu hiện nhẹ, da bé chỉ hơi ngứa, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ áp dụng một số biện pháp dân gian như:

- Dùng lá tự nhiên: một số loại lá như lá trầu không, lá khế chua, lá mướp đắng...có khả năng làm sạch da bé dịu nhẹ, đồng thời kháng viêm giúp hỗ trợ điều trị hăm tã. Mẹ có thể dùng lá này nấu nước và vệ sinh vùng da bé bị hăm ngứa sẽ giúp giảm ngứa cho con hiệu quả.



- Dùng dầu dừa: dầu dừa có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn và dưỡng ẩm cho da bé khỏe mạnh. Mẹ có thể dùng dầu dừa nguyên chất thoa lên vùng da con bị hăm tã để hỗ trợ điều trị bệnh cho con. Trước đó, mẹ cần vệ sinh da bé sạch sẽ.

- Dùng bột yến mạch: bột yến mạch giúp làm sạch da bé đồng thời kháng khuẩn cho da. Mẹ dùng bột yến mạch pha vào nước tắm cho con sẽ hỗ trợ điều trị hăm tã hiệu quả.

Điều trị hăm tã cho bé gái, mẹ cần lưu ý những gì?

  • Trong thời gian điều trị bệnh cho con, mẹ cần giữ da bé luôn sạch sẽ, khô thoáng, thay tã bỉm cho con thường xuyên

  • Mẹ không được tùy tiện áp dụng các biện pháp dân gian khi chưa tìm hiểu kỹ hoặc khi da con có mụn nước, trên da có vết thương hở

  • Tình trạng hăm tã không thuyên giảm sau quá trình điều trị tại nhà, hoặc da bé có dấu hiệu sưng tấy nhiều, da đỏ tấy...cha mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế để điều trị cho con kịp thời.

  • Mẹ nên tránh những thực phẩm có tính axit cao như cà chua, việt quất, cam, dâu tây, mâm xôi...trong thời gian điều trị hăm tã cho con

Trên đây là những thông tin và hướng trị hăm tã cho bé gái an toàn để mẹ tham khảo.



1 view

Comments


  • Facebook
  • Twitter

Biohoney Baby

       091.637.4439

Contact

Ask me anything

Thanks for submitting!

bottom of page